Câu hỏi thảo luận:
Hãy chỉ ra những điểm chung trong các phong trào xã hội trên thế giới từ đầu thế kỷ XX đến nay.
Việt Nam có thể học hỏi và áp dụng những gì từ những thành công và thất bại của các phong trào đó?
Theo bạn, Việt Nam hiện nay đã sẵn sàng để có một phong trào xã hội mang đến sự thay đổi toàn diện hay chưa? Vì sao?
Bài tập trắc nghiệm:
Câu 1: PTXH được ghi nhận xuất hiện lần đầu tiên từ khi nào?
Thời kỳ Cổ đại
Thời kỳ Trung đại
Thời kỳ Cận đại
Thời kỳ Hiện đại.
Câu 2: Những PTXH lớn, điển hình trong thời kỳ Cận đại là:
Phong trào Phục hưng
Cách mạng Tư sản Anh
Phong trào Kháng cách
Cả A và C đều đúng.
Câu 3: Phong trào Phục hưng diễn ra ở đâu?
Châu Á
Châu Âu
Nước Mỹ
Các nước thuộc địa.
Câu 4: Mục tiêu của Phong trào Phục hưng là:
Lật đổ các chế độ phong kiến châu Âu
Khôi phục lại những giá trị tốt đẹp của chế độ phong kiến
Khôi phục lại những tinh hoa văn hóa của văn minh Hy Lạp – La Mã cổ đại.
Cả A, B và C đều sai.
Câu 5: Phong trào Phục hưng đã tạo ra những thay đổi trong những lĩnh vực nào?
Văn học
Mỹ thuật
Triết học
Cả A, B và C đều đúng.
Câu 6: Mục tiêu của Phong trào Kháng cách là gì?
Cải cách chính trị
Cải cách tôn giáo
Cải cách giáo dục
Cả A, B và C đều đúng.
Câu 7: Điều nào sau đây là đúng khi nói về Phong trào Kháng cách?
Là một cuộc cải cách tôn giáo ôn hòa, dựa trên sự bao dung tôn giáo.
Biến thành một cuộc xung đột và dẫn đến chiến tranh
Là cuộc chiến giữa Công giáo và Phật giáo
Cả B và C đều đúng.
Câu 8: Mục tiêu của Phong trào Nữ quyền là gì?
Đòi bình đẳng giới
Xóa bỏ chế độ đàn áp phụ nữ
Cả A và B đều sai
Cả A và B đều đúng.
Câu 9: Phong trào Nữ quyền diễn ra trong thời gian nào?
Từ Thế kỷ 19 đến Thế kỷ 20
Từ sau 1945
Từ Thế kỷ 21
Từ sau Cách mạng Mỹ.
Câu 10: Mahatma Gandhi – người được xem là cha đẻ của phương pháp đấu tranh bất bạo động là người nước nào?
Mỹ
Anh
Ấn Độ
Tây Tạng.
Câu 11: Phong trào giành độc lập của Ấn Độ chống lại sự cai trị của nước nào?
Trung Quốc
Anh
Mỹ
Pháp.
Câu 12: Mục đích của Phong trào Dân quyền Mỹ là gì?
Chống lại sự phân biệt chủng tộc, bình đẳng cho người da đen
Chống lại sự tham chiến của Mỹ tại Việt Nam
Đòi quyền bầu cử cho phụ nữ và người da đen
Cả A, B và C đều đúng.
Câu 13: Lãnh đạo của Phong trào Dân quyền Mỹ là ai?
Barack Obama
Martin Luther King
Mahatma Gandhi
John F. Kennedy.
Câu 14: Điều nào sau đây là đúng khi nói về Phong trào Dân quyền Mỹ?
Sử dụng phương pháp phi bạo lực
Phong trào thắng lợi bằng việc các Đạo luật Quyền đi bầu và Đạo luật Dân quyền được ban hành
Kết thúc thất bại vì lãnh đạo của phong trào là Martin Luther King bị ám sát
Cả A và B đều đúng.
Câu 15: Trong các phong trào dưới đây, phong trào nào kết thúc thất bại?
Phong trào Công Đoàn đoàn kết Ba Lan
Cách mạng Quyền lực Nhân dân (Philippines)
Phong trào Gwangju (Hàn Quốc)
Phong trào Hoa hướng dương (Đài Loan).
Câu 16: Trong các phong trào dưới đây, phong trào nào mà kết quả của nó dẫn đến nội chiến, bất ổn?
Mùa xuân Ả Rập
Cách mạng Quyền lực Nhân dân (Philippines)
Phong trào Gwangju (Hàn Quốc)
Phong trào Hoa hướng dương (Đài Loan).
Câu 17: Trong các phong trào dưới đây, phong trào nào được lãnh đạo chủ yếu bởi học sinh và sinh viên?
Mùa xuân Ả Rập
Cách mạng Quyền lực Nhân dân (Philippines)
Cách mạng Cam (Ukraina)
Phong trào Hoa hướng dương (Đài Loan).
Câu 18: Trong các phong trào dưới đây, phong trào mà kết quả của nó dẫn đến thay đổi thể chế chính trị?
Phong trào Otpor (Nam Tư)
Phong trào Dù vàng 2014 (Hong Kong)
Phong trào Gwangju (Hàn Quốc)
Phong trào Hoa hướng dương (Đài Loan).
Câu 19: Xét theo mục tiêu ban đầu thì Phong trào Dù vàng Hong Kong (năm 2014) kết thúc thành công hay thất bại?
Thành công
Thất bại
Câu 20: Phong trào Dù vàng Hong Kong (năm 2014) có lãnh đạo hay không?
Có
Không.
Đáp án:
1A 2D 3B 4C 5D 6B 7B 8D 9A 10C 11B 12A 13B 14D 15C 16A 17D 18A 19B 20A