Câu hỏi thảo luận:
Theo bạn bình đẳng và công bằng giống, khác nhau ở những điểm nào? Cho ví dụ.
Một xã hội dân chủ có cần bình đẳng và công bằng không? Tại sao?
Trong khẩu hiệu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”, theo bạn “xã hội công bằng” ở đây được hiểu như thế nào? Điều đó có hợp lí không? Vì sao?
Câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Định nghĩa nào sau đây là đúng khi nói về bình đẳng?
Phần của ai trả về cho người nấy.
Đối xử như nhau đối với những người có cùng một xuất phát điểm
Như nhau, ngang nhau về một vấn đề, một phương diện nào đó
Cả A, B và C đều đúng.
Câu 2: Triết học chính trị đề cập đến hai khái niệm hay hai loại bình đẳng đó là?
Bình đẳng về cơ hội và bình đẳng về kết quả
Bình đẳng về chính trị và bình đẳng về quyền dân sự
Bình đẳng về quyền và bình đẳng về nghĩa vụ
Cả A, B và C đều đúng.
Câu 3: Câu “mọi người sinh ra đều bình đẳng” trong Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ năm 1776 là sự bình đẳng về cơ hội hay bình đẳng về kết quả?
Bình đẳng về cơ hội
Bình đẳng về kết quả.
Câu 4: Dựa theo câu “mọi người sinh ra đều bình đẳng” trong Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ năm 1776, vì sao cho rằng bình đẳng về kết quả là không thể có?
Vì khi được sinh ra, mọi người khác nhau và bất bình đẳng về nhiều thứ như: ngoại hình, gia cảnh, sức khỏe,…
Vì thời điểm Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ ra đời, người Mỹ da đen và phụ nữ vẫn chưa có các quyền tự do căn bản.
Cả A và B đều đúng
Cả A và B đều sai.
Câu 5: Nguyên tắc bình đẳng lý tưởng nhất là mọi người bình đẳng về:
Các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa
Chính trị (bầu cử, ứng cử…)
Dân sự (tự do tư tưởng, tự do tôn giáo,…)
Nhân quyền (các quyền cơ bản, phổ quát)
Câu 6: “Công bằng là phần của ai trả về cho người nấy”, là nguyên lí nổi tiếng được phát biểu bởi ai?
Lenin
Karl Marx
Hồ Chí Minh
Plato
Câu 7: Trong kinh tế học, người ta phân biệt hai khái niệm khác nhau về công bằng xã hội đó là:
Công bằng xã hội theo chiều ngang và chiều dọc
Công bằng xã hội trong giáo dục và y tế
Công bằng xã hội theo trình độ và giới tính
Cả A, B và C đều đúng.
Câu 8: công bằng xã hội theo chiều ngang có nghĩa là:
Đối xử bằng nhau với những người có các khác biệt bẩm sinh hoặc có điều kiện sống khác nhau.
Đối xử bằng nhau với những người có đóng góp như nhau
Đối xử khác nhau với những người có các khác biệt bẩm sinh hoặc có điều kiện sống khác nhau.
Cả A, B và C đều sai.
Câu 9: công bằng xã hội theo chiều dọc có nghĩa là:
Đối xử bằng nhau với những người có các khác biệt bẩm sinh hoặc có điều kiện sống khác nhau.
Đối xử bằng nhau với những người có đóng góp như nhau
Đối xử khác nhau với những người có các khác biệt bẩm sinh hoặc có điều kiện sống khác nhau.
Cả A, B và C đều sai.
Câu 10: cộng điểm ưu tiên cho các thí sinh đến từ vùng sâu, vùng xa trong các kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng là sự công bằng theo chiều nào?
Chiều ngang
Chiều dọc
Đó không phải là sự công bằng
Cả A, B và C đều sai.
Câu 11: sự bất bình đẳng về kinh tế - xã hội có thể được thay đổi bằng cách:
Làm lợi nhiều nhất cho những người yếu thế nhất
Tạo ra sự bình đẳng về cơ hội
Cả A và B đều đúng
Cả A và B đều sai.
Câu 12: ví dụ nào sau đây là công bằng xã hội theo chiều dọc?
Tất cả học sinh đều thi môn chạy đua trong kỳ thi giáo dục thể chất
Các học sinh không phải là người Kinh được phép làm bài thi bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của họ.
Học sinh khiếm thị được phép làm bài bằng chữ nổi.
Cả B và C đều đúng.
Câu 13: quy định trong tuyển chọn công chức của một quốc gia luôn dành 10% các vị trí cho người dân tộc thiểu số thể hiện điều gì?
Không công bằng đối với người không thuộc dân tộc thiểu số
Sự công bằng theo chiều ngang
Sự công bằng theo chiều dọc
Sự bình đẳng.
Câu 14: Hai người cùng được tặng 2 vé xem phim có giá trị như nhau là thể hiện sự:
Bình đẳng
Công bằng theo chiều ngang
Công bằng theo chiều dọc
Cả A, B và C đều đúng.
Câu 15: chỉ các học sinh người dân tộc Khmer được nghỉ học vào các ngày Tết cổ truyền diễn ra vào tháng 4 hàng năm thể hiện điều nào sau đây?
Không công bằng với các học sinh không phải là người dân tộc Khmer
Sự công bằng theo chiều dọc
Sự công bằng theo chiều ngang
Cả A, B và C đều sai.
Câu 16: sự thiếu công bằng diễn ra trong một thời gian dài đối với một nhóm, một thành phần hay một sắc tộc có thể gây ra điều gì?
Sự bất mãn trong cộng đồng đó
Sự bất ổn xã hội
Xung đột giữa các cộng đồng trong xã hội
Cả A, B và C đều đúng.
Câu 17: nhận định cho rằng, công bằng và bình đẳng là giống nhau, điều đó đúng hay sai?
Đúng
Sai.
Câu 18: cách thưởng Tết theo số năm công tác thể hiện điều nào sau đây?
Bình đẳng
Công bằng theo chiều ngang
Công bằng theo chiều dọc
Phân biệt đối xử đối với những người có ý kinh nghiệm hơn.
Câu 19: trong cùng một bệnh viện, bác sĩ và y tá được trả một mức lương bằng nhau, điều này cho thấy:
Chính sách trả lương của bệnh viện không công bằng
Sự bình đẳng trong chính sách trả lương của bệnh viện
Sự công bằng theo chiều ngang trong chính sách trả lương của bệnh viện
Cả A, B và C đều sai.
Câu 20: các bác sĩ có cùng trình độ và số năm công tác bằng nhau thì được hưởng chế độ lương và thưởng như nhau, điều này thể hiện:
Sự công bằng theo chiều ngang
Sự công bằng theo chiều dọc
Sự bình đẳng
Cả A, B và C đều đúng.
Đáp án:
1C 2A 3A 4A 5D 6D 7A 8B 9C 10B 11C 12D 13C 14A 15B 16D 17B 18C 19A 20A