18/11/2019
----- Tiếng Việt bên dưới -----
Today, Hongkong is on fire. From afar I see students fighting for things that matter to them: justice, dignity, home, and each other. It is as if I am witnessing my own history reverberating itself. Back in the war, students of North Vietnam were protesting and fighting against corruption and discrimination. They, too, were in the streets, with their altars against tanks, with hearts against hatred, with their flesh literally ablaze in fire of their own will. They too, stood up to protect justice, for peace, and a world they believed in in their own ways. There were victories and there were losses, and I stand with my head held high today because of both. And today I can stay in school to get an education because people have fought in the streets, in battlefields, in the high sea. My ancestors have crossed hell and heaven for my life, for our lives to be possible.
And as I come to know the stories of my story, I left feeling guilty and confused. From deep within, I don't know if I am truly living. Frankly I feel like a coward, and a walking dead, without a purpose to my life, but reaping the benefits and privilege possible because of the fights of the past. I felt a deep despair when I knew that the way I was living my life--ignorance, detached and indifference--was not worthy of the sacrifices that were made for me. And thus, I asked myself: what are my responsibilities? To the past and the future? How can I help my country prepare for the catastrophe of climate change and Chinese Imperialism that is already happening?
I don't know if I am alone among my Vietnamese peers in asking these questions, but it sure does feel lonely most of the time.
I go to school to convince myself that I am getting the tools I need to do the work I needed to do, but it's hard to do so when the world is on fire. I feel as if the more theories and intellectual arguments I consume, the further away I feel from home, from my people, and from the truth. And at the end of the day, I left to ask myself: what kind of tools do I really need? When what I need to learn most is courage.
Tonight seeing the escalation of violence at its apex in Hongkong, my heart is twisted. I want to stand with them and fight with them. I would because the things they are fighting for are precious. Home gives our fleeting lives meaning. Home is where we can be fully human in the ways we know how.
At its core, to protect home is to protect our memories, truth, dignity and humanity. The battle against imperialism (Chinese or American) was never really over. For the most powerful authoritarian in the world, their preys now are Hongkong, Tibet and the Uyghurs. Next, it will be Taiwan and Vietnam. Our liberation and peace was never sepearted. We are kin in our struggle for self-determination and freedom, and we must stand up, out and in with our brothers and sisters in our own ways. And when that faithful and catastrophic day would again, befall upon my country, I too, would protect my home from China or Climate Change, or both, in the best ways I know how.
When I see people who are sixteen, seventeen, or eighteen putting their lives on the line, I feel a deep sadness when I see no victory in sight, as if the battle for justice is never-ending. But maybe that is the point. We keep on fighting despite the result, so we can tell our children and grandchildren later on we’ve showed up when history demanded, and that we did not give up without a good fight. We’ve let our human conscience guided the way, and that is a victory in itself. That is the legacy that will live on as the battle for justice continues to unfold generations to come. When I see my comrades from afar willing to die to follow their heart, I feel heartened and I feel proud. And more than that, I feel as if my soul strengthened. Seeing them fight courageously makes me want to be braver. I hope when the time come for me, I can be as brave and fight my fight with every fibers of my being. I hope I can die knowing that I’ve fulfilled my destiny and played my part in history, however small, however fleeting. And if fate permits, I hope I can raise my students to be just as morally courageous as them. These are my promises to myself, so this little life can be worthy of my ancestors' sacrifices and trust.
A monk once asked me: what makes your heart beat?
I didn't know then, but i do know now. It is the fire and grief raging across the world. It is justice, love and self-determination. It is people who are holding their head up high for what's right and just. It is freedom on the other side of the struggle.
Everybody has their own battle, their own frontline. Just because we are living in temporal peace now doesn't mean we should be complacent. Our comrades in Hongkong are fighting on their frontline, and i think the best way to be with them other than aiding their agendas or raising awareness, is to fight our own frontline. Our frontlines can be healing our trauma, loving ourselves, teaching students, helping to free activists, etc. We might not now what our frontline is, and I think that is ok. I must admit I am still searching for mine as a Queer Vietnamese-American Buddhist, and part of that is letting the frontline chooses me. In the meantime I will continue to ask questions and surrender myself to the answers, while keeping in mind this piece of wisdom from the Tamud:
"Do not be daunted by the enormity of the world's grief. Do justly, now. Love mercy, now. Walk humbly now. You are not obligated to complete the work, but neither are you free to abandon it.
"And thus, tonight, and every nights to come, I shall ask myself: What am I willing to die for? What is my frontline? What have I done today to be of meaning, or worthiness? How can I lead my life in a way that honor my ancestors and comrades?
I will not let go of these questions, and I pray that these questions will not let go of me.
Hongkong, you’ve put up a good fight. History will remember. We will remember. I will remember. The fight is not over nor will it ever be over. May my life be a prayer of remembrance for the sacrifices of the past, present and future. For now and for all times, may my life be a prayer for love, truth and justice.
My Vietnamese brothers and sisters, what are you willing to die for? what is your frontline?
Liem Nguyen
11/18/2019
Harvard Divinity School
Thư gởi các bạn trẻ Việt Nam (Từ câu chuyện Hong Kong)
Bản dịch từ "An open letter to Vietnamese Youths"
Hôm nay, Hồng Kông đang chìm trong biển lửa. Từ xa, tôi thấy các bạn sinh viên chiến đấu cho những điều là quan trọng đối với họ: công lý, nhân phẩm, quê hương, phong cách sống và tình bạn. Nhìn về Hồng Kông, tôi như chứng kiến lịch sử quê hương tôi. Vào thời kỳ Pháp thuộc, sinh viên và tri thức Miền Bắc đã huy động quần chúng trong nước và những dân tộc bị áp bức trên thế giới để tìm ra con đường lật đổ thực dân và xây dựng một xã hội bình đẳng hơn. Hồi chiến tranh, sinh viên miền Nam Việt nam cũng đã biểu tình và chiến đấu bất bạo động chống lại sự phân biệt đối xử trong tín ngưỡng và ách độc tài. Họ cũng đã xuống đường, mang theo bàn thờ chống lại xe tăng, với con tim chống lại sự căm hờn, và với thịt da bị đốt cháy trong ngọn lửa ý chí của chính họ. Nhiều người thì rời bỏ cuộc sống thành thị và theo một con đường khác. Họ ở và chiến đấu trong rừng sâu với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam tới những mười, mười lăm năm không được gặp gia đình. Bất cứ là con đường nào, mọi người cũng đã đứng dậy bảo vệ cho công lý, hòa bình, và vì một thế giới mà họ tin. Họ đã có những chiến thắng và những thất bại, và nhờ cả hai điều đó mà hôm nay tôi được ngẩng cao đầu. Ngày hôm qua, người ta đã phải chiến đấu trên đường phố, nơi chiến trường, trong rừng sâu, và ngoài biển khơi, để hôm nay tôi có thể đến trường. Tổ tiên của tôi đã vượt qua cả địa ngục lẫn thiên đường để tôi, và chúng ta có ngày hôm nay.
Học về lịch sử Việt nam, tôi đã cảm thấy vừa có lỗi vừa hoang mang. Trong sâu thẳm, tôi biết tôi đang không thật sự sống. Và thú thật là tôi thấy mình như một kẻ hèn nhát, như một con ma vật vờ, sống không mục đích, mà vẫn thừa hưởng những lợi ích và quyền lợi có được là nhờ các cuộc chiến trong quá khứ. Tôi cảm thấy vô cùng thất vọng vì cách sống của mình-- thiếu hiểu biết, vô cảm và tách rời --không xứng đáng với những sự hy sinh đã dành cho tôi. Và rồi, tôi tự hỏi chính mình: trách nhiệm của tôi là gì đây? Cho quá khứ và cho tương lai? Tôi có thể giúp đất nước như thế nào để chuẩn bị cho các tai họa do biến đổi khí hậu và do sự lấn lướt của Trung Quốc sắp xảy ra và đang xảy ra?
Tôi không biết, giữa các bạn người Việt đồng lứa liệu tôi có đơn độc với những câu hỏi này hay không, nhưng nhiều lúc tôi cảm thấy vô cùng cô đơn.
Tôi vẫn đến trường, và cố gắng thuyết phục chính mình rằng đang học cách sử dụng các công cụ cần thiết cho công việc mà tôi cần thực hiện, nhưng thật khó học, khi ngoài kia thế giới đang chìm trong biển lửa. Dường như càng hấp thụ các học thuyết và lý lẽ bao nhiêu, thì tôi càng thấy mình xa nhà, xa đồng bào, xa sự thật bấy nhiêu. Và rồi, tôi quay ra tự hỏi bản thân: tôi thật sự cần học các công cụ gì đây, khi mà điều tôi cần học nhất là lòng can đảm?
Hôm nay, chứng kiến bạo động leo thang tại Hồng Kông, tim tôi như thắt lại. Tôi bỗng muốn đứng lên và chiến đấu cùng họ. Tôi muốn, bởi vì tôi hiểu họ đang chiến đấu cho những gì vô cùng quí giá. Quê hương cho cuộc sống vốn mong manh của chúng ta có ý nghĩa. Quê hương là nơi chúng ta cảm thấy mình trọn vẹn là một con người, vì nơi đó ta được là con, là anh, là em, là chị, là học trò của ai đó. Như thiền sư Thích Nhất Hạnh có từng nói, quê hương là nơi ông bà cha mẹ ta chôn dấu bao kỷ niệm buồn vui. Vì vậy, bảo vệ quê hương và lối sống là bảo vệ ký ức, sự thật, nhân phẩm, và nhân tính của chúng ta. Cuộc chiến chống chủ nghĩa đế quốc (Mỹ hay Trung Quốc) chưa bao giờ kết thúc. Đối với kẻ độc tài lớn nhất thế giới, con mồi của họ bây giờ là Hồng Kong, Tây Tạng, và người Hồi Giáo Uighurs. Tiếp theo sẽ là Đài Loan và Việt Nam. Tự do và hòa bình của tất cả chúng ta chưa bao giờ là tách biệt. Chúng ta là anh em trong cuộc chiến giành quyền tự quyết và tự do dân chủ, và chúng ta phải đứng lên, đứng ra và đứng cùng những người anh chị em của chúng ta, theo những cách riêng của mình. Và khi cái ngày định mệnh đó sẽ một lần nữa, xảy ra trên đất nước Việt Nam, tôi cũng sẽ bảo vệ mái nhà quê hương của mình trước sự biến đổi khí hậu, Trung Quốc hay những kẻ ngoại bang luôn dòm ngó quê hương tôi, theo cách tốt nhất mà tôi biết.
Nhìn thấy các em mười sáu, mười bảy hoặc mười tám tuổi dám đánh cược mạng sống của mình, tôi thấy buồn sâu sắc, bởi tôi không thấy được cơ hội chiến thắng, như thể cuộc chiến cho công lý sẽ không bao giờ kết thúc. Nhưng có lẽ đó mới là mấu chốt của vấn đề. Chúng ta tiếp tục chiến đấu bất chấp kết quả, để sau này có thể nói với các con và các cháu rằng mình đã lên tiếng khi lịch sử gọi tên, và rằng chúng ta đã không bỏ cuộc khi chưa đánh được một trận chiến trọn vẹn. Chúng ta để cho lương tri dẫn đường, và tự thân nó chính là một chiến thắng. Đó là di sản mà sẽ tiếp tục tồn tại, bởi cuộc chiến giành công lý sẽ tiếp tục mở ra cho các thế hệ sắp tới. Từ xa, thấy những người bạn tôi sẵn sàng hy sinh để đi theo trái tim của mình, tôi như cảm thấy được cổ vũ, như thấy tự hào. Hơn thế nữa, tôi thấy tâm hồn mình như mạnh mẽ hơn. Nhìn các bạn can đảm chiến đấu, tôi thấy mình muốn dũng cảm hơn. Tôi cầu nguyện rằng khi lịch sử gọi tên, tôi cũng sẽ dũng cảm như thế và chiến đấu trong cuộc chiến của mình bằng tất cả trái tim, bằng mọi tế bào trong cơ thể nhỏ bé này. Và mai này khi tôi ra đi, tôi muốn biết rằng tôi đã hoàn thành sứ mệnh của mình, và tôi đã đóng vai trò của mình trong lịch sử, dù có là nhỏ bé, dù có là ngắn ngủi. Và nếu số phận cho phép, tôi hy vọng tôi có thể dạy các học trò của mình trở thành những người sống có lý tưởng, có một tinh thần quả cảm như các bạn trẻ Hồng Kong, như tổ tiên tôi. Đây là những cam kết của tôi với bản thân mình, như thế thì cuộc sống nhỏ bé này có thể sẽ xứng đáng với sự hy sinh và lòng tin của tổ tiên tôi.
Một tu sĩ đã từng hỏi tôi: điều gì làm trái tim con thổn thức đập?
Lúc đó tôi không biết, nhưng bây giờ tôi đã biết. Trái tim tôi thổn thức vì ngọn lửa và nỗi đau đang hoành hành trên khắp thế giới. Tim tôi đập vì công lý, tình yêu và quyền tự quyết. Tim tôi đập vì những người đang ngẩng cao đầu vì công lý. Tim tôi đập vì tự do ở phía bên kia của cuộc đấu tranh.
Mỗi chúng ta đều có cuộc chiến của riêng mình. Chỉ vì đang sống một cuộc sống tạm bình yên, không có nghĩa là chúng ta được phép hài lòng. Bạn bè của chúng ta tại Hồng kông đang chiến đấu trên chiến tuyến của họ, và tôi cho rằng cách tốt nhất để giúp họ, ngoài việc hỗ trợ những mục tiêu của họ và lan tỏa thông tin, là chiến đấu trên chiến tuyến của chính mình. Chiến tuyến của chúng ta có thể là sự hồi phục sau chấn thương tâm lý, là biết yêu thương chính mình, đào tạo sinh viên, học sinh, là giúp đỡ trong việc đòi trả tự do cho các nhà hoạt động, vv... Chúng ta có thể còn chưa biết chiến tuyến nào là chiến tuyến của mình, và tôi nghĩ, đó cũng là bình thường. Nhưng chúng ta phải dám hỏi bản thân câu hỏi này khi tuổi trẻ chưa rời xa chúng ta, để mai này ta không hối hận. Phải thú nhận rằng tôi--một Phật tử, một người con Việt quốc tịch Mỹ, một người đồng tính, một sinh viên hai mươi bốn tuổi--cũng đang đi tìm câu trả lời của mình.
Và tôi nghĩ rằng khi tôi đủ can đảm và sẵn sàng, chiến tuyến ấy sẽ tự khắc gọi tên tôi. Tôi sẽ tiếp tục hỏi, lắng lòng nghe, và để cho các câu trả lời trong tâm dẫn dắt con đường của mình. Hành trang của tôi sẽ là những lời giảng sâu sắc này từ kinh Talmud:
"Đừng nản lòng trước sự đau buồn của thế giới. Ngay lúc này đây, hãy hành động. Ngay lúc này đây, hãy rủ lòng thương. Ngay lúc này đây, hãy đi đứng khiêm nhường. Bạn không buộc phải hoàn thành công cuộc, nhưng bạn cũng không có tự do để từ bỏ nó."
Vì vậy tối nay và mỗi đêm tới, tôi sẽ tự hỏi: Tôi sẵn sàng hy sinh vì điều gì? Chiến tuyến của tôi là ở đâu? Hôm nay tôi có đã thật sự sống? Những gì tôi đã làm trong ngày hôm nay, là có ý nghĩa? hoặc có xứng đáng? Làm thế nào để tôi có thể sống một cuộc sống theo cách tôn vinh tổ tiên, anh em, và đồng đội của tôi?
Tôi sẽ không buông những câu hỏi này, và nguyện cho những câu hỏi này sẽ không bỏ tôi mà đi.
Hồng Kông, các bạn đã làm tốt lắm, đã chiến đấu anh dũng lắm. Lịch sử sẽ ghi nhớ. Chúng tôi sẽ ghi nhớ. Tôi sẽ ghi nhớ. Cuộc chiến chưa bao giờ kết thúc, và cũng sẽ không bao giờ kết thúc. Nguyện cho cuộc sống của tôi là một lời cầu nguyện tưởng nhớ cho các hy sinh trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Nguyện cho cuộc sống của chúng ta là một lời cầu nguyện cho tình yêu, sự thật và công lý.
Các anh chị em người Việt của tôi, các bạn sẵn sàng hy sinh vì điều gì? Lý tưởng sống của bạn là gì? Chiến tuyến của bạn ở đâu?
Người dịch: Thanh Mai Nguyễn, Nguyễn Duy Liêm, Lê Kim Trinh.