28/05/2020
NHỮNG PHONG TRÀO CỦA NGƯỜI DÂN BƯỚC ĐẦU THÀNH CÔNG MỞ RA CON ĐƯỜNG ĐẦY HỨA HẸN TRONG GIAI ĐOẠN PHỤC HỒI SAU ĐẠI DỊCH
Tổ chức nhân quyền phi chính phủ CIVICUS (World Alliance for Citizen Participation: Liên minh Thế giới vì Sự tham gia của Công dân) vào hôm nay 28/05/2020, đã đăng tải một thông cáo phát hành báo cáo mới nhất của họ mang tên “Phúc trình Xã hội Dân sự năm 2020”. Những phúc trình này nêu lên những thành quả mà các phong trào xã hội trên khắp thế giới đã đạt được và bày tỏ sự lạc quan vào phong trào xã hội dân sự trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch COVID-19.
Một số điểm sáng trên thế giới có thể kể đến đó là các cuộc biểu tình lớn nhất trong nhiều thập kỷ tại các nước Châu Á:
– Hồng Kông: Những cuộc biểu tình của người dân đối đầu với sức mạnh của nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc. Đây là những cuộc biểu tình lớn nhất trong giai đoạn lịch sử gần đây.
– Ấn Độ: hàng triệu người đã xuống đường với những phụ nữ trẻ ở tuyến đầu.
– Những phát triển tích cực về LGBTQI + và quyền của phụ nữ tại Đài Loan và Hàn Quốc.
Thông cáo của CIVICUS được đăng tải công khai tại địa chỉ: https://www.civicus.org/index.php/media-resources/media-releases/4424-successes-of-people-s-movements-shows-the-way-forward-for-post-pandemic-recovery-says-new-report
Nhà xuất bản Tự Do đã dịch bản thông cáo này sang tiếng Việt và xin giới thiệu bản dịch đến đông đảo độc giả Việt Nam.
—
BÁO CÁO CỦA TỔ CHỨC CIVICUS:
Những phong trào của người dân bước đầu thành công mở ra con đường đầy hứa hẹn trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch
– Đại dịch đã đẩy nhanh các vấn đề kinh tế, chính trị và xã hội.
– Xã hội dân sự đã chứng minh giá trị của nó bằng cách đạt được những bước đột phá quan trọng trong năm qua.
– Cuộc chiến bây giờ là để xây dựng một thế giới tốt hơn hậu đại dịch. Xã hội dân sự luôn đi đầu trong cuộc chiến này.
Đại dịch COVID-19, và sự đóng cửa hầu hết các quốc gia, đang có tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế và quyền của các nhóm dễ bị tổn thương, nhóm bị loại trừ, và các quyền tự do dân sự. Nhưng đại dịch cũng đã phơi bày và làm gia tăng các vấn đề kinh tế, chính trị và xã hội tồn đọng từ lâu. Và kế hoạch phục hồi phải được cân nhắc để giải quyết chúng.
Một báo cáo mới mang tên “Phúc trình Xã hội Dân sự năm 2020” được công bố bởi CIVICUS, đặt ra các hành động để giải quyết những vấn đề rộng lớn này. Những hành động tạo ra được sự khác biệt và phải được nêu lên trong kế hoạch phục hồi sau đại dịch.Báo cáo mô tả những vận động đông đảo người dân để đòi hỏi dân chủ, thôi thúc các chính sách kinh tế công bằng hơn, thách thức bất bình đẳng, kêu gọi quản trị toàn cầu có trách nhiệm hơn và nhấn mạnh vào hành động khẩn cấp đối với sự khủng hoảng khí hậu. Một làn sóng đông đảo các phong trào đã đạt được những bước đột phá. Năm 2019, những phong trào dân sự ở Sudan đã lật đổ nhà độc tài lâu đời và sự cai trị của quân đội. Đến Chile, nơi mà sau những nỗ lực huy động hùng hậu của phong trào, quá trình thảo luận để viết lại hiến pháp mới đang diễn ra.
Trong khi đó, nhu cầu cấp thiết cho hành động chống biến đổi khí hậu được lan truyền đi rộng rãi vào năm 2019 là kết quả trực tiếp từ những hành động của xã hội dân sự. Phong trào đình công toàn cầu và một loạt các hành vi bất tuân dân sự đã và đang diễn ra.
Lysa John, Tổng thư ký của CIVICUS nói: “Khi chúng ta nhìn lại năm vừa qua bằng lăng kính của cuộc khủng hoảng hiện tại, những gì chúng ta thấy là xã hội dân sự đã chứng minh giá trị của nó và khả năng tạo ra sự khác biệt như thế nào. Chúng ta phải nhìn nhận xã hội dân như một lực lượng quan trọng trong việc đưa thế giới thoát khỏi khủng hoảng. Nó đánh dấu sự phá vỡ những thất bại của các chính sách kinh tế, chính trị và xã hội trước đó.”
Trong đại dịch, các chính phủ đã từng có lịch sử đàn áp người dân càng vi phạm nhiều hơn nữa đối với quyền thể hiện bất đồng chính kiến. Họ sử dụng các quyền lực khẩn cấp như là cái cớ để thực hiện hạn chế người dân. Những người nghèo nhất đã phải chịu hậu quả tồi tệ nhất của việc đình chỉ hoạt động kinh tế, trong khi những người làm việc ở tuyến đầu bị trả lương và đánh giá thấp, phải đối mặt với rủi ro lớn nhất. Trong khi nhiều nước ở tình trạng đóng cửa, phụ nữ và các nhóm dễ bị tổn thương khác đã trải qua mức độ bị lạm dụng cao. Đại dịch cũng đã bộc lộ những điểm yếu lớn trong điều phối quốc tế. Nếu có một mặt nào đó tích cực, thì đó chỉ có thể là sự giảm đi của khí thải nhà kính và giảm suy thoái môi trường.
Khi các xã hội bắt đầu trong tình trạng đóng cửa, xã hội dân sự cho thấy rõ nguy cơ các chính phủ cố gắng phục hồi kinh tế trở lại, hoặc thậm chí là cân nhắc sử dụng các biện pháp tồi tệ hơn. Chẳng hạn như hồi sinh các chính sách thắt lưng buộc bụng, chính quyền giữ quyền lực để thực hiện phản ứng khẩn cấp hoặc lờ đi hạn chế khí thải Carbon nhằm phục hồi GDP, làm trầm trọng thêm các vấn đề được xác định trong báo cáo.
Xã hội dân sự đang thúc giục rằng một sự phục hồi khác là có thể, trong đó các quyền phải được tôn trọng và các biện pháp làm cho xã hội công bằng hơn, xanh hơn phải được ưu tiên hơn. Nhiều giải pháp tiên tiến của xã hội dân sự được nêu trong “Phúc trình Xã hội Dân sự năm 2020” có thể tạo ra sự khác biệt rất lớn đối với cách xã hội phục hồi.
Lysa John nói: “Các ý tưởng xã hội dân sự như thỏa thuận mới, hướng đến đảm bảo việc làm bền vững, thu nhập cơ bản và xóa nợ cho các nước phía nam địa cầu nằm trong số nhiều giải pháp xã hội dân sự tiến bộ trong những năm gần đây – phải là một thành phần thiết yếu của xã hội và quyền lợi của nó.
John nói thêm: Để điều đó xảy ra, chúng ta cần những hạn chế những cản trở đối với xã hội dân sự. Để một xã hội dân sự được kích hoạt, nối mạng toàn cầu và được cung cấp đúng cách để trở thành là bộ phận quan trọng trong quá trình tái thiết.