Một Việt Nam dân chủ với công lý thật sự là quá lâu để chờ đợi.
Ấn phẩm này sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng một công cụ pháp lý đặc biệt được tạo ra và thực thi ở các quốc gia như Mỹ, Anh, Canada,…để trừng phạt những kẻ vi phạm nhân quyền hoặc tham nhũng tại Việt Nam.
Nhà xuất bản Tự Do xin trân trọng giới thiệu đến độc giả Việt Nam trên toàn thế giới ấn phẩm:
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG LUẬT MAGNITSKY ĐỂ TRỪNG PHẠT KẺ VI PHẠM NHÂN QUYỀN
“Luật Magnitsky là một công cụ hùng mạnh tại một số ngày càng đông đảo các quốc gia tài phán trên thế giới (hiện tại có: Mỹ, Canada, Vương quốc Anh, Gibraltar, Jersey, Estonia, Latvia, Litva), cho phép chính quyền chế tài các cá nhân và các công ty/tập đoàn ở bên ngoài vùng tài phán hợp pháp của họ, vì đã có hành động vi phạm nhân quyền nghiêm trọng và tham nhũng. Tùy từng quốc gia tài phán mà hình thức chế tài có thể là phong tỏa tài sản và/hoặc cấm nhập cảnh.
Chẳng hạn, Mỹ có thể trừng phạt một quan chức Việt Nam sống ở Việt Nam vì đã có hành động vi phạm nhân quyền trầm trọng đối với công dân Việt Nam (như tra tấn, giết hại, cưỡng hiếp, bắt cóc), bằng cách phong tỏa tài sản của y ở Mỹ và cấm y nhập cảnh vào nước Mỹ. Chế tài này cũng áp dụng đối với những kẻ chịu trách nhiệm về việc ra lệnh thực hiện các hành động đó (những kẻ có trách nhiệm của cấp chỉ huy).”
Đó là mở đầu của cuốn sách vốn được Việt hóa từ bản tiếng Anh của tổ chức Safeguard Defenders dành cho độc giả Trung Quốc. Chúng tôi cung cấp một hướng dẫn chi tiết, từng bước để thực hiện một hồ sơ Magnitsky, tức một hồ sơ yêu cầu quốc gia tài phán (như Mỹ, Canada,…) thực thi lệnh trừng phạt đối với những kẻ vi phạm nhân quyền.
Từ những khái niệm căn bản nhất, đến quy trình thực hiện một hồ sơ, vận động,…đều được diễn giải không thể nào đơn giản hơn, để bất cứ một người bình thường nào cũng có khả năng thực hiện, nhằm đạt đến mục đích cuối cùng là kẻ thủ ác phải bị trừng phạt bằng.
“Rất mong sách sẽ trở thành một công cụ tốt mà mỗi người dân Việt Nam, nhất là hang triệu nạn nhân của bất công, tham nhũng và vi phạm nhân quyền, đều có thể sử dụng trong công cuộc mưu cầu tự do và công lý, ở một quốc gia vẫn còn trong chế độ độc tài công an trị như Việt Nam hiện nay.
Comments