top of page
Writer's pictureAdmin

“TOÀN CẢNH THẢM HOẠ MÔI TRƯỜNG BIỂN VIỆT NAM” – 4 NĂM NHÌN LẠI

Cách đây 4 năm, ngày 04/04/2016, ngư dân Hà Tĩnh đã nhìn thấy đường ống xả thải chìm của Formosa đang xả rất nhiều chất thải ra biển. Nhưng tại thời điểm đó, không ai biết chất thải đó là gì, tác hại ra sao.


Hai ngày sau đó, ngày 06/04/2016, hiện tượng cá chết hàng loạt đã xảy ra. Bắt đầu từ Vũng Áng (Hà Tĩnh), thảm họa lan ra những vùng biển lân cận như: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Trên bờ biển Quảng Đông, Vũng Chùa (Quảng Bình) có đến hàng trăm con cá mú loại từ 40 – 50 kg chết trôi dạt vào bờ.


Kể từ khi hiện tượng cá chết xảy ra hàng hoạt đến ngày 25/04, tỉnh Hà Tĩnh có 10 tấn, Quảng trị 30 tấn và đến ngày 29/04 thống kê ở Quảng Bình đã có hơn 100 tấn cá biển bất ngờ chết dạt bờ… lượng cá chết vẫn tiếp tục tăng lên trong những ngày sau đó.


Thảm họa này đã gây xáo trộn và biến động lớn đến sản xuất và đời sống của ngư dân miền Trung. Sau hơn một năm trời đấu tranh bền bỉ đòi hỏi sự minh bạch và đền bù thoả đáng, kết quả mà người dân nhận được lại là sự đàn áp thảm khốc từ phía chính quyền. Hàng loạt những cuộc xuống đường bị trấn áp, mà đỉnh điểm là việc giáo dân Song Ngọc và linh mục Nguyễn Đình Thục bị đánh đập tàn nhẫn vào ngày 14/02/2017. Những vụ bắt bớ và những bản án nặng nề dành cho các nhà hoạt động như Hoàng Đức Bình, Nguyễn Văn Hoá… chính là câu trả lời của chính quyền cho người dân.


Nhìn vào “thành tích” phá hoại môi trường của Formosa trên toàn thế giới và hậu quả của nó gây ra có thể kéo dài hàng chục năm, thì có thể thấy, số phận của vùng biển miền Trung Việt Nam cũng không thể khá hơn, một khi chính quyền còn tiếp tục dung túng cho doanh nghiệp này. Thảm họa do Formosa gây ra không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế, môi trường, mà còn đe dọa đến sức khỏe và mạng sống của những người dân sống gần nhà máy Formosa.

Thảm họa cá chết ở 4 tỉnh miền Trung chỉ là một trong số những vết nhơ làm dày thêm lịch sử hoạt động phá hoại môi trường của tập đoàn Formosa. Nhưng nó lại là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến nhiều thảm cảnh cho những người ngư dân chỉ biết sống dựa vào nghề biển. Làng chài tan tác đau thương, những con thuyền đắp chiếu nằm bờ… Những gia đình ngư dân vốn giàu lên nhờ biển, nay phải bán thuyền trả nợ. Dân biển treo lưới, thanh niên, thiếu nữ bỏ xứ mà đi tìm cuộc mưu sinh nơi đất khách xứ người.


Bạn đọc quan tâm xin hãy nhắn tin trong hộp thư (inbox) của fanpage hoặc email về nhaxuatbantudo@protonmail.com.


Quý độc giả cũng có thể đọc bản online trên trang web www.nhaxuatbantudo.wixsite.com/website trong mục thư viện online.



36 views0 comments

Comments


Post: Blog2_Post
bottom of page