CÁCH MẠNG 2.0
VIỆT NAM CẦN MỘT CUỘC "CÁCH MẠNG 2.0"?
-----
CÁCH MẠNG 2.0
Cuốn hồi ký của Wael Ghonim - người sáng lập trang facebook "Kullena Khaled Said".
Trong những tháng ngày này, người Việt Nam và gần như cả thế giới yêu chuộng tự do đang nín thở lắng nghe, theo dõi những diễn biến căng thẳng đang diễn ra từng giờ, từng phút tại Myanmar - nơi đang có một cuộc đấu tranh không cân sức giữa một bên là lực lượng quân đội cầm quyền với đầy đủ trang bị, vũ khí sát thương... và bên kia là người dân tay không tấc sắt. Trái tim của chúng ta cùng hướng về nơi đó - nơi có những con người quả cảm đã ngã xuống cho khát vọng tự do, hoà bình và dân chủ.
Những gì đang diễn ra tại Myanmar đại diện cho khát vọng tự do mãnh liệt của nhân loại khi đứng trước nguy cơ các quyền căn bản bị cưỡng đoạt và con người bị nô lệ hoá. Điều này đã từng xảy ra tại nhiều nơi trên thế giới với những cuộc đấu tranh oai hùng đòi quyền sống, quyền làm người... Với các cuộc cách mạng lừng danh như “Phong trào Dù vàng” ở HongKong năm 2014; “Mùa xuân Ả Rập” năm 2011; “Cách mạng Hoa hướng Dương” ở Đài Loan năm 2014...
TỰ DO KHÔNG MIỄN PHÍ, cái giá của tự do không hề rẻ khi mà con người phải trả bằng máu và sinh mạng. Hàng trăm, hàng ngàn người dân Myanmar cũng như người dân các dân tộc khác đã và đang ngã xuống. Máu của họ đã đổ bởi bàn tay tàn ác của những kẻ độc tài cầm quyền. Nhưng một người ngã xuống thì lại có hàng triệu người đứng lên. Từ thành thị đến nông thôn, từ công sở đến nhà máy công trường... từ trường học đến cả các nhà tu hành, từ đội ngũ y bác sĩ đến những người cảnh sát… tất cả đều chung một quyết tâm XOÁ BỎ ĐỘC TÀI.
Lịch sử nhân loại đã chứng minh, không có nhà cầm quyền độc tài nào mà lại có thể tồn tại lâu dài, vĩnh viễn, bởi vì người dân không bao giờ khuất phục. Cái ác không bao giờ được chấp nhận. Tuy có những cuộc cách mạng thất bại và bị dìm trong biển máu như cuộc nổi dậy ở Thiên an môn Trung Quốc năm 1989, phong trào Hồng Kong năm 2019-2020... nhưng cũng có cũng có những cuộc cách mạng thành công làm thay đổi chế độ cầm quyền.
Cuộc Cách mạng Mùa xuân Ả Rập đã xảy ra ở Ai Cập và Tunisia năm 2011 là một điển hình cho thắng lợi của lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết cao và khát vọng tự do của con người . Các cuộc cách mạng này đều có chung một cách được sử dụng rộng rãi là kỹ thuật chống đối dân sự trong các chiến dịch, bao gồm đình công, biểu tình và các hình thức khác… Trong đó, ĐOÀN KẾT chính là mấu chốt quan trọng của thành công. Và một vai trò không thể thiếu trong các cuộc cách mạng Mùa xuân Ả Rập chính là truyền thông mạng xã hội. Học bài học từ các cuộc cách mạng thành công trên thế giới sẽ hữu ích cho phong trào đòi dân chủ đang hình thành và phát triển suốt mấy năm qua tại Việt Nam.
Để giúp quý độc giả có thêm cái nhìn sâu sắc về cuộc cách mạng Mùa xuân Ả Rập diễn ra tại Ai Cập năm 2011, Nhà xuất bản Tự Do phát hành cuốn sách “Cách mạng 2.0” của tác giả WAEL GHONIM do dịch giả trẻ Ánh Dương chuyển ngữ. Đọc “Cách mạng 2.0” bạn có thể tìm thấy những điểm tương đồng của an ninh Việt Nam với an ninh Ai Cập dưới chế độ độc tài Mubarak. Bạn có thể thấy hình ảnh tương đồng của xã hội Việt Nam hiện nay với xã hội Ai Cập ngày đó... Có thể, bạn sẽ tự hỏi “tại sao người Ai Cập làm được mà người Việt Nam lại không thể? Hay chưa thể?...” Có thể, bạn sẽ tìm được câu trả lời trong cuốn sách này...
Do hoàn cảnh khó khăn hiện nay của NXB Tự Do, chúng tôi không có điều kiện để liên lạc và xin bản quyền từ tác giả. Rất mong được tác giả Wael Ghonim lượng thứ. Chúng tôi cũng hy vọng các cá nhân, tổ chức có điều kiện sẽ hỗ trợ, giúp đỡ chúng tôi kết nối để chúng tôi có được những tác phẩm giá trị phục vụ nhu cầu của người dân Việt Nam.
Để đọc online hoặc tải về máy, bạn đọc cũng có thể truy cập theo đường dẫn sau
https://bit.ly/cachmang2cham0
Hoặc bạn đọc vui lòng nhấn chọn vào link để tải các ấn bản tương ứng: PDF/ EPUB/ MOBI
Nếu bạn đọc có nhu cầu tải những định dạng khác. Các bạn có thể truy cập vào website: www.convertio.co để chuyển đổi.
Nếu bạn không thể thực hiện việc chuyển đổi. Xin vui lòng liên hệ với trang Facebook của Nhà xuất bản Tự Do hoặc gửi email đến nhaxuatbantudo@protonmail.com để được hỗ trợ tải các định dạng Ebook khác.