Câu hỏi thảo luận:
Bạn hãy tìm thêm các cách định nghĩa khác về chính trị.
Việc tham gia vào chính trị có phải là tham lam, ích kỷ không? Bản thân các hoạt động chính trị có phải là xấu xa không? Vì sao?
Nếu bạn hoàn toàn không quan tâm đến chính trị và cho rằng “mọi việc đã có đảng và nhà nước lo”, điều này có lợi hay có hại cho bản thân bạn và gia đình bạn nói riêng cũng như toàn xã hội nói chung?
Bài tập trắc nghiệm:
Câu 1: Những quan điểm về chính trị và các hoạt động chính trị xuất hiện từ khi nào?
Từ thời Cổ đại
Từ thời Trung đại
Từ thời Cận – Hiện đại
Từ sau cuộc Cách mạng Khoa học – Kỹ thuật lần thứ nhất.
Câu 2: Từ “chính trị”, tiếng Anh là “politics” xuất phát từ đâu?
La Mã cổ đại
Hy Lạp cổ đại
Ai Cập cổ đại
Tất cả đều sai
Câu 3: Thuật ngữ “chính trị” được nhắc đến lần đầu tiên trong lịch sử bởi ai?
Aristotle
Plato
Alexandros Đại đế
Socrates
Câu 4: Thuật ngữ “chính trị” vào thời kì này được hiểu là?
Sự cai trị của tầng lớp quý tộc
Sự cai trị của vua và tầng lớp quý tộc
Công việc của tầng lớp quý tộc
Những công việc của quốc gia hay những công việc liên quan đến các công dân.
Câu 5: Tác phẩm “Cộng hòa” (The Republic) được viết bởi:
Aristotle
Socrates
Plato
Alexandros Đại đế
Câu 6: Trong tác phẩm “Cộng hòa” Plato cho rằng:
Hình thức chính quyền ưu việt nhất là chế độ quân chủ.
Hình thức chính quyền ưu việt nhất là chế độ cộng hòa, được điều hành bởi một nghị viện quý tộc.
Chính quyền quân chủ sẽ nên được chọn nếu tìm được một nhà lãnh đạo tài đức vẹn toàn.
Câu B và C đúng.
Câu 7: “Con người là động vật chính trị” là quan điểm nổi tiếng của:
Aristotle
Socrates
Plato
Alexandros Đại đế
Câu 8: “Con người là động vật chính trị” là quan điểm nổi tiếng nằm trong tác phẩm:
Quân Vương
Cộng hòa
Chính trị Luận
Suy tưởng.
Câu 9: Khổng Tử được xem là người đã xây dựng nên học thuyết:
Nho giáo
Lão giáo
Phật giáo
Cả A,B,C đều sai.
Câu 10: “Vô vi nhi trị” là tư tưởng của:
Khổng Tử
Lão Tử
Trang Tử
Hàn Phi Tử.
Câu 11: Đâu là nền tảng cho các xã hội phong kiến phương Đông thời cổ đại và sau này:
Tam cương – Ngũ thường
Vô vi nhi trị
Cả A và B đều đúng
Cả A và B đều sai.
Câu 12: Trường phái Pháp trị cho rằng;
Chính trị là công việc của người quân tử
Hoạt động chính trị cần thiết phải xây dựng và ban hành pháp luật
Không cần làm gì mà mọi người sẽ tự tìm đến con đường chính đạo
Tất cả đều đúng.
Câu 13: Theo quan niệm hiện đại, chính trị được hiểu là:
Việc giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước
Là quá trình cho ra đời các chính sách công
Là những hành động gây ảnh hưởng, tác động lên người khác và tác động lên quá trình xây dựng chính sách.
Cả A,B,C đều đúng.
Câu 14: Theo cách hiểu hiện đại thì chính trị là hoạt động của:
Các đảng phái chính trị
Các chính trị gia
Các tổ chức Xã hội Dân sự
Tất cả mọi công dân
Câu 15: Khái niệm “mị dân” xuất hiện từ khi nào?
Cổ đại
Trung đại
Cận đại
Hiện đại
Câu 16: Theo bạn ý nào sau đây là đúng?
Chỉ những chính trị gia xấu mới sử dụng yếu tố mị dân trong hoạt động chính trị
Các chính trị gia đều sử dụng yếu tố mị dân nhưng với mức độ khác nhau
“Mị dân” và “tác động lên người khác” trong chính trị là hoàn toàn giống nhau
Các tổ chức Xã hội Dân sự cũng sử dụng yếu tố mị dân nhưng với mức độ khác nhau
Câu 17: Hoạt động Đảng phái là hoạt động dành cho:
Các chính trị gia thuộc đảng phái đó
Các Đảng viên Đảng Cộng sản
Những tầng lớp cụ thể tùy vào từng quốc gia
Tất cả mọi công dân.
Câu 18: Mục tiêu của Đảng phái chính trị là:
Cổ xúy cho một quan điểm chính trị, đạt một quyền lực chính trị nhất định trong chính quyền
Trở thành cầu nối giữa chính quyền và người dân
Tuyên truyền thông tin, chính sách từ Chính phủ đến người dân
Đấu tranh cho các tầng lớp thấp.
Câu 19: Người dân có thể tham gia chính trị bằng cách:
Tham gia hoặc thành lập Đảng phái chính trị
Tìm hiểu, nghiên cứu, đóng góp ý kiến hoặc phản đối các chính sách của nhà nước
Tham gia vào các tổ chức Xã hội Dân sự
Cả A,B,C đều đúng
Câu 20: Các hoạt động cơ bản của các tổ chức Xã hội Dân sự là:
Vận động tranh cử và phản biện chính sách
Làm luật và vận động cho luật đó
Tổ chức biểu tình và giành quyền lãnh đạo đất nước
Vận động hành lang, tuyên truyền, biểu tình, tẩy chay.
ĐÁP ÁN
1A 2B 3A 4D 5C 6D 7A 8C 9A 10B 11A 12B 13D 14D 15A 16B 17D 18A 19D 20D