Dẫn nhập:
Tự do thường được người Việt Nam đặt cạnh dân chủ, có dân chủ sẽ có tự do và ngược lại. Đây là cách hiểu phổ biến của đại đa số người Việt Nam, đặc biệt là đối với những ai mong muốn một xã hội Việt Nam phi cộng sản. Vì luôn xuất hiện bên cạnh dân chủ nên tự do cũng dần trở thành một khái niệm quen thuộc. Quen thuộc là thế nhưng liệu chúng ta đã thật sự hiểu ý nghĩa của tự do? Phải chăng tự do là có thể làm tất cả những gì mình muốn? Có đúng là dân chủ luôn song hành cùng tự do?
Trong bài học này – Tự do là gì? sẽ phần nào giải đáp những câu hỏi đó bằng cách bắt đầu từ những phần kiến thức căn bản nhất. Một số lập luận trong bài có thể sẽ thách thức những suy nghĩ, niềm tin cố hữu của người học. Tuy nhiên, nếu bạn vượt qua được sự khác biệt này và dần đi đến chấp nhận nó như một phần trong hành trình sau này của mình, thì xin chúc mừng, bạn đã tiến thêm một bước để trở thành “Người Tự Do”.
Mục tiêu bài học:
Tìm hiểu các định nghĩa khác nhau của tự do
Nắm được các thành tố làm nên định nghĩa tự do, đặc biệt là các thành tố bắt buộc của tự do
Hiểu được các giới hạn của tự do
Đặc biệt và quan trọng nhất là nắm được sự tương đồng và khác biệt của dân chủ và tự do.
Tài liệu tham khảo:
Lưu ý: các tài liệu tham khảo không nhất thiết phản ánh quan điểm của bài học này.
Comments