Dẫn nhập:
Những phong trào xã hội đầu tiên được ghi nhận xuất hiện từ thời cổ đại, trải qua hàng thiên niên kỷ, phong trào xã hội từng là phương tiện được dùng để chống lại sự mông muội kéo dài hàng ngàn năm ở châu Âu vào thời kỳ Phục Hưng thế kỷ XV. Những thế kỷ kế tiếp chứng kiến hàng trăm phong trào trải dài từ Á sang Âu, tạo ra các thay đổi trong nhiều lĩnh vực từ chính trị, đến kinh tế, văn hóa, xã hội. Giai đoạn sôi nổi và mạnh mẽ nhất của các phong trào trên thế giới là từ giữa thế kỷ XX đến những năm đầu thế kỷ XXI, đây cũng là giai đoạn được người Việt quan tâm và biết đến nhiều nhất. Các phong trào giai đoạn này đã góp phần không nhỏ định hình nên trật tự thế giới mà chúng ta thấy ngày nay.
Người Việt luôn tập trung sự chú ý vào giai đoạn bùng phát và kết quả của các phong trào – hàng vạn người chiếm lĩnh đường phố, và giới cầm quyền độc tài bị lật đổ, nhưng thiếu sự quan tâm, nghiên cứu đến quá trình hình thành của nó. Đó không chỉ là quá trình của sự chuẩn bị, mà còn là quá trình của sự rèn luyện, nơi những ý tưởng sáng tạo được áp dụng đôi khi liều lĩnh và sẵn sàng chuốc lấy thất bại để đổi lấy những kinh nghiệm cho “trận chiến cuối cùng”.
Bài học này không có tham vọng giải mã thành công của các phong trào trên thế giới, nhưng sẽ điểm qua các phong trào nổi bật nhất đã được Người Tự Do chọn lọc. Người học có thể từ đó tự mình tìm hiểu thêm chi tiết các câu chuyện đằng sau mỗi phong trào. Chúng tôi cũng đặc biệt không quên nhấn mạnh những tổn thất to lớn mà hầu hết các phong trào phải hứng chịu, điều mà người Việt chúng ta phải chuẩn bị tinh thần nhận lấy, nhưng đồng thời cũng hoàn toàn có thể hạn chế tối đa những tổn thất ấy bằng cách tự làm cho mình trở nên mạnh hơn, bắt đầu từ việc học để trở thành các nhà hoạt động chuyên nghiệp.
Mục tiêu: Nắm được các phong trào xã hội nổi bật trên thế giới, bao gồm các diễn biến chính, thời gian và các phương thức phản kháng được sử dụng trong các phong trào đó.
Để hiểu rõ những điều này, mời các bạn cùng xem các video bài giảng sau đây.
Tài liệu tham khảo:
Lưu ý: các tài liệu tham khảo không nhất thiết phản ánh quan điểm của bài học này.
Comments